

Reviewbrand – Khi đầu tư vào thị trường tài chính Forex, để có thể thu được một nguồn lợi nhuận tối đa, đòi hỏi hầu hết các trader cần phải biết và sử dụng thành thạo được những công cụ về phân tích và đánh giá thị trường tài chính. Chính vì vậy mà đang có nhiều chỉ số đã được ra đời để nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các nhà giao dịch phân tích một cách hiệu quả hơn và chỉ báo RSI là một trong số đó.
Vậy Chỉ báo RSI là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Chỉ báo RSI là gì?
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI được viết tắt bởi Relative Strength Index) là một chỉ báo động lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, đo lường mức độ thay đổi giá gần đây, để đánh giá các điều kiện mua quá mức hoặc bán quá mức trong giá cổ phiếu, forex hoặc tài sản khác. RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động (một đồ thị được di chuyển giữa hai điểm cực trị) có giá trị từ 0 đến 100.

Chỉ báo RSI là gì?
Các bạn cần lưu ý, vì chỉ báo RSI cũng thuộc nhóm chỉ báo động lượng, trong bài viết giới thiệu cách sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator, chúng tôi đã nói sơ qua 1 chút về yếu tố cấu thành quan trọng nhất của nhóm chỉ báo này, cho dù những người tạo ra chỉ báo có sử dụng công thức gì đi chăng nữa, chính là : XUNG LƯỢNG.
Tham khảo thêm: Cách sử dụng chỉ báo RSI để đạt hiệu quả tốt nhất
Cách tính chỉ báo RSI đơn giản
Để có thể phân tích xu hướng thị trường tiền tệ được thuận lợi hơn. Các Trader cần phải tìm hiểu kỹ công thức tính chỉ số RSI. Để tính được chỉ số sức mạnh tương đối, bạn sẽ phải tính trung bình của hàm mũ 14 kỳ của ngày có mức giá đóng cửa cao hơn mức mở cửa. Lấy số này chia cho mức giá đóng của ngày có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của sàn ngoại hối.
Cách tính RSI như sau:
RSI = 100 – 100/ (1+RS)
Trong đó:
- RS: sức mạnh tương đối.
- RS = AG/ AL (AG: viết tắt của Average Gain, trung bình tổng số kỳ tăng trong một quãng thời gian nhất định; AL: Viết tắt của Average Loss, trung bình tổng số kỳ giảm trong một quãng thời gian nhất định)
- RSI là giá đóng cửa 14 ngày gần nhất.
Ý nghĩa của đường RSI là gì trong sàn Forex?
Các chỉ báo sức mạnh tương đối thường sẽ được trình bày dưới dạng biểu đồ nằm ngang và gắn với phần dưới cùng của biểu đồ cặp tiền ngoại tệ. Nó chỉ có một đường duy nhất với các chỉ số dao động trong khoảng từ 0 đến 100.
Khi RSI dao động ở mức từ 0 đến 30 đồng nghĩa với việc các điều kiện của thị trường đang ở mức quá bán. Lúc này phần trăm điều chỉnh tăng giá của các cặp tiền tệ sẽ tăng cao.
Còn khi chỉ số sức mạnh tương đối nằm trong khoảng từ 30 đến 70 thì có nghĩa là thị trường đang ở mức ổn định. Hiện tượng quá bán hoặc quá mua sẽ không xảy ra nếu xuất hiện mức này.
Chỉ số RSI nằm ở mức từ 70 cho đến 100 là biểu hiện cho thấy thị trường ngoại tệ đang ở mức quá mua. Có nghĩa là các cặp tiền ngoại tệ đang tăng cao sẽ có xu hướng điều chỉnh mức giá giảm xuống.
Ngoài ra, khi đường RSI cắt từ mức 50 đến khu vực phía trên có nghĩa là xu hướng giá tăng trong cặp ngoại tệ sẽ bị ảnh hưởng. Còn khi cắt từ đường trung tâm xuống vùng ở phía dưới là biểu hiện cho việc xu hướng giảm của cặp tiền sẽ bị tác động.
Vai trò của chỉ số RSI trong Forex
Cùng với ý nghĩa giúp cho các Trader xác định tín hiệu mua-bán trên thị trường giao dịch, chỉ số RSI còn đóng vai trò:
- Xác định xu hướng giá cặp ngoại tệ trong tương lai.
- Xác định khả năng phân kỳ và hội tụ của giá đồng ngoại tệ.
Xác định xu hướng giá cặp ngoại tệ trong tương lai
Đường RSI có thể thể hiện dự báo xu hướng tương lai của thị trường, theo 2 cách:
Xu hướng tăng khi:
- RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên.
- RSI đang nằm trong vùng 45 – 55 sau đó vượt quá cao khỏi vùng 55.
Xu hướng giảm khi:
- RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống.
- RSI đang nằm trong vùng 45 – 55 nhưng lại vượt xuống vùng 45.
Xác định khả năng phân kỳ và hội tụ của giá đồng ngoại tệ
Phân kỳ hội tụ giá với RSI cũng là cách xác định xu hướng, giống chỉ báo phân kỳ hội tụ đường MACD. Sự phân kỳ của RSI và giá, báo hiệu một xu hướng chuẩn bị kết thúc, và giá sẽ đảo chiều từ tăng qua giảm.
Khi phân kỳ ta nối đỉnh – đỉnh, hoặc đáy – đáy của giá & nối đỉnh – đỉnh, hoặc đáy – đáy của đường RSI, ta thấy chúng di chuyển ngược chiều nhau. Sự phân kỳ đường RSI và giá của VCB, báo hiệu xu hướng đảo chiều từ tăng qua giảm.
Ngược lại:
Sự hội tụ của RSI và giá, báo hiệu một xu hướng chuẩn bị kết thúc, và giá sẽ đảo chiều từ giảm qua tăng. Khi phân kỳ ta nối đỉnh – đỉnh, hoặc đáy – đáy của giá & nối đỉnh – đỉnh, hoặc đáy – đáy của đường RSI, ta thấy chúng di chuyển lại gần nhau.
KẾT LUẬN
Trên đây là những thông tin về chỉ báo RSI là gì, và những vai trò quan trọng của loại chỉ báo này. Chúc các bạn sẽ thành công!