1. Trang chủ
  2. /
  3. Kiến thức
  4. /
  5. Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt và hợp lý nhất?

Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt và hợp lý nhất?

Reviewbrand – Một trong những loại chỉ số về phân tích quan trọng nhất trong quyết định về đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư đó chính là chỉ số P/E. Vậy thì Chỉ số P/E là gì? công thức tính chỉ số P/E ra sao, và nó quan trọng như thế nào?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt và hợp lý nhất?

Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt và hợp lý nhất?

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E (viết tắt của chỉ số Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).

Trong đầu tư cổ phiếu, hầu như mọi thường được nghe nhắc đến chỉ số P/E rất thường xuyên dùng để đánh giá một cổ phiếu, hay dùng để định giá một cổ phiếu mình đang xem xét đắt hay rẻ.

Chỉ số P/E là một trong những công cụ để định giá cổ phiếu khi đầu tư chứng khoán

Chỉ số P/E chính bằng số năm mà nhà đầu tư hòa vốn khi đầu tư vào doanh nghiệp, nếu lợi nhuận không đổi.

Nhà đầu tư nổi tiếng coi trọng chỉ số P/E là John Neff

Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt và hợp lý nhất?

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price) / Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành)

Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt và hợp lý nhất?

Ví dụ:

Nếu giá cổ phiếu của Vinamilk VNM bán trên thị trường chứng khoán là 150.000 đồng và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 7.500đ thì chỉ số P/E sẽ là 20 ( =150.000 / 7.500), điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận của Vinamilk kiếm được trong 1 năm.

Nếu Chỉ số P/E giảm xuống còn 10 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 10 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận.

Hiểu đơn giản: P/E = Số năm hòa vốn (Nếu lợi nhuận không đổi)

P/E là số liệu được tính toán dựa trên số liệu của 4 quý liên tiếp.

Nhà đầu tư nên phân biệt rõ hai loại P/E: loại lấy thu nhập bốn quý trước đó (gọi là trailing P/E) và loại dự báo thu nhập bốn quý tiếp theo (gọi là forward P/E hay P/E dự phóng). Khi nói đơn giản P/E, thì nên hiểu là trailing P/E.

Ví dụ P/E của Vinamilk là 20, một con số khá hợp lý, nhưng nếu Vinamilk tăng trưởng 30% vào năm sau, thì forward P/E của là 15.4, được đánh giá là khá rẻ.

Xem thêm: Những ví dụ minh họa rõ nét về chỉ số P/E

Ý nghĩa của chỉ số P/E là gì?

Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Hay bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của 1 doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó.

Ý nghĩa của chỉ số P/E thấp:

– Cổ phiếu đang bị định giá thấp
– Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
– Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn
– Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ

Ý nghĩa của chỉ số P/E cao:

– Cổ phiếu đang định giá cao.
– Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
– Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
– Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ

Ví dụ:

Ý nghĩa của chỉ số P/E là gì?

Dựa vào hình trên ta có được thông tin như sau: CTCP Thế giới di động (Mã: MWG) hiện có P/E bằng 12,57. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra 12,57 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ MWG.

P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hoặc nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên truyền thông.

Nếu hệ số P/E cao thì dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai, và cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thỏa mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp. Điều này dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.

Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt và hợp lý nhất?

Chỉ số P/E chỉ có tác dụng thực sự khi chúng ở cùng hoàn cảnh, điều kiện như nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến P/E  như tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP… của đất nước…

Khi các điều kiện kinh doanh, tài chính, vĩ mô như nhau, thì chỉ số P/E càng thấp càng tốt.

Thực sự đánh giá chỉ số P/E như thế nào là tốt hay hợp lý là điều rất khó, tuy nhiên Ngọ cố gắng cụ thể hơn nữa, nếu bạn xem trọng P/E thì lưu ý vài góc độ sau:

  •  Công ty phát triển nhanh hay không (nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà P/E vẫn cao ngất ngưởng, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao);
  • Chỉ số P/E của ngành ra sao (so sánh P/E của một công ty điện lực với P/E của công ty kỹ thuật cao là điều vô nghĩa).
  • Mức độ lạm phát, lãi suất trái phiếu như thế nào? Chỉ số P/E sẽ ngược chiều với 2 yếu tố này.
  • Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp: như rủi ro về tài chính như Nợ, hay rủi ro về kinh doanh: Khả năng xâm nhập ngành, rủi ro về quản trị như sự trung thực…
  • Đây có phải là công ty theo chu kỳ không?

Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư chứng khoán chỉ thuần về sử dụng P/E, Ngọ sẽ đề xuất nhà đầu tư chỉ nên xem xét các doanh nghiệp có P/E < 1/ Lãi suất ngân hàng.

Ví dụ: Lãi suất ngân hàng = 6.5%, thì  khi đó P/E < 15.4 . Tuy nhiên để an toàn, bạn có thế hạ xuống mức thấp hơn nữa, ví dụ P/E < 10 chẳng hạn.

Thông thường, P/E từ 5-12 là bình thường. Khi bạn mua cổ phiếu có chỉ số P/E cao trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện tại  P/E > 15, bạn phải đảm bảo đây là công ty chất lượng tốt, hoặc bạn định giá cổ phiếu dựa trên phương pháp khác.

P/E cao thường mang tính rủi ro hơn so với P/E thấp, (tất nhiên nếu bạn hiểu – dựa vào phần vừa viết trên, còn bạn lớ ngớ thì P/E thấp bạn vẫn chết như thường) P/E cao cũng thường gắn liền với những công ty tăng trưởng, P/E thấp là đặc tính thường thấy của cổ phiếu giá trị.

Riêng bản thân Ngọ, quỹ Happy-Fund có nắm cả những cổ phiếu có chỉ số P/E rất cao P/E >20, và cả cổ phiếu cổ phiếu P/E khá thấp P/E < 7.0 để minh chứng về tính đa dạng của P/E.

Tham gia khóa học đầu tư giá trị của Ngọ, bạn sẽ hiểu được các cách định giá cổ phiếu, cách phối hợp các yếu tố để tìm cổ phiếu bị định giá thấp. Đảm bảo với một mức giá khá mềm được giảng dạy bởi người quản lý quỹ Happy-Fund.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Chỉ số P/E là gì, công thức tính Chỉ số P/E đơn giản nhất, và một số ví dụ về chỉ số P/E . Chúc các bạn sẽ thành công!

BẢNG XẾP HẠNG
1
https://www.facebook.com/FxProGlobal
2
https://www.facebook.com/xtb
3
https://www.facebook.com/Vietnam.Exness
4
https://www.facebook.com/GlobalPrimeFx
5
https://tinyurl.com/2xy9h77c
6
https://www.facebook.com/RoboForexOfficial
7
https://www.facebook.com/zulutrade/
8
https://www.facebook.com/teletradeofficial/
9
https://www.facebook.com/Tickmill
10
https://www.facebook.com/eToro