1. Trang chủ
  2. /
  3. Kiến thức
  4. /
  5. Dấu hiệu phân biệt Breakout và False Breakout

Dấu hiệu phân biệt Breakout và False Breakout

Ở bài trước chúng tôi đã giải thích rõ chi tiết về False Breakout dành cho các bạn. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về những dấu hiệu phân biệt Breakout và False Breakout.

Hãy cùng reviewbrand.net chúng tôi theo dõi ngay sau đây!

Phân loại False Breaks

Phân loại False Breaks

Dạng Bull trap (Bẫy giá lên) và Bear trap (Bẫy giá xuống) tại key-levels

Một Bull hay Bear trap thường là mẫu hình có 1-4 cây nến thể hiện sự False-Break tại mức cản quan trọng của thị trường. False-Break này xảy ra sau một sự di chuyển lớn và giá đang tiến lại mức cản mạnh. Hầu hết các trader có xu hướng nghĩ rằng mức cản đó sẽ bị phá (Break) bởi thị trường đang rất mạnh, nên họ mau hay bán theo Breakout đó và nhiều lần thị trường “quật” họ ra và hình thành nên Bull/Bear trap.

Một Bull trap hình thành sau sự di chuyển lên cao, các trader nghiệp dư đang đứng ngoài quan sát sự di chuyển mạnh đó và không chịu được sự cám dỗ và quyết định nhảy vào thị trường ngay trên hoặc đúng mức cản mạnh đó vì họ cảm thấy tự tin rằng thị trường đủ mạnh để phá nó. Thị trường sau đó phá lên trên cản và khớp tất cả các lệnh breakout rồi rơi xuống thấp hơn, và các Big Boy (các Quỹ, định chế tài chính, ngân hàng lớn…) nhảy vào và đẩy giá xuống thấp hơn, để lại sự thua lỗ cho các nhà đầu tư a-ma-tơ.

False-break khi giá tích lũy

False-break khi giá tích lũy hoặc trong biên độ xảy ra rất phổ biến. Thật dễ dàng để rơi vào bẫy của suy nghĩ rằng giá đang trong range thì sắp breakout rồi, cho tới khi thấy nó đảo chiều trở lại range đó. Cách tốt nhất để tránh bẫy này, đơn giản là đợi cho tới khi nó đã đóng của bên ngoài range trên chart daily, sau đó bạn có thể tìm kiếm tín hiệu Price Action để vào lệnh cùng chiều với hướng của nó khi Breakout.

Xem thêm: False breakouts là gì? Cách phòng tránh những thua lỗ bởi False Breakout

Fakey’s (inside bar false-breaks)

Về cơ bản, Fakey là mẫu hình Price Action đòi hỏi sự một False-Break của Inside Bar. Do đó, một khi đã có một mẫu hình Inside Bar, bạn có thể chờ tín hiệu False Break của nó. Dưới đây là hình minh họa của 2 mẫu hình Fakey, chú ý một cái có sự xuất hiện của Pin bar, đó chỉ là 2 loại cơ bản trong mẫu hình Fakey.

False-Break có thể tạo nên một sự đổi hướng dài hạn
Chúng ta nên chú ý đến cái Đuôi nến (Bóng nến) mà xảy ra tại mức cản mạnh trong thị trường. Hỏi bản thân Gía đang phản ứng như thế nào trong suốt các phiên hằng ngày … và Nó đóng cửa ở đâu? Mức đóng cửa là mức quan trọng nhất của ngày, và nếu giá thất bại trong việc đóng của bên trên mức cản mạnh đó, đó là tín hiệu False Break, và nó có thể dẫn tới một sự hồi về mạnh hoặc đổi hướng thị trường. Do đó, mức đóng cửa là quan trọng nhất của một ngày.

Dấu hiệu phân biệt Breakout và False Breakout

Dấu hiệu phân biệt Breakout và False Breakout

 

Thực ra đây là một công việc rất khó, bởi ngay cả các Trader nhiều kinh nghiệm đôi khi cũng có thể bị rơi vào các bẫy false break. Tuy nhiên, mình sẽ cùng anh em phân tích một số dấu hiệu có thể được sử dụng để phân biệt false break với true break (sự phá vỡ thực sự) và với một số tín hiệu có cấu trúc tương tự.

Chúng ta sẽ bắt đầu với khối lượng giao dịch. Đây là cách phổ biến nhất được sử dụng để biết được một breakout là thật. Khi sự phá vỡ thực sự xảy ra, khối lượng giao dịch đi kèm thường sẽ tăng mạnh thể hiện động lượng của thị trường. Tuy nhiên, anh em cũng cần lưu ý rằng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra.

Thay vì tập trung vào tìm kiếm những breakout nào là giả, chúng ta có một cách an toàn hơn để bảo vệ bản thân khỏi những bẫy này. Chỉ đơn giản là anh em hãy kiên nhẫn chờ đợi. Đừng hành động vội vàng khi vừa thấy giá phá vỡ qua hỗ trợ hoặc kháng cự, mà hãy kiên nhẫn đợi cho cây nến hiện tại đóng cửa.

Lời khuyên là anh em nên sử dụng khung thời gian hàng ngày, và chờ đợi cho đến khi ngày giao dịch đó kết thúc và xem xét rằng cây nến có thực sự đóng cửa ngoài phạm vi kháng cự hoặc hỗ trợ hay chưa. Nếu giá phá ra khỏi các mức này và đóng cửa với râu nến ngắn, thì có thể tự tin rằng đó nhiều khả năng đúng là sự phá vỡ. Nếu ngược lại thì rất có thể đó là false break.

Một lưu ý tiếp theo, anh em cần nhớ rằng một false breakout xảy ra không có nghĩa là giá chắc chắn sẽ quay đầu. Đôi khi, anh em có thể thấy một tín hiệu phá vỡ giả khiến giá đảo chiều trở lại trong phạm vi kháng cự hoặc hỗ trợ, tuy nhiên nó chỉ đảo chiều một chút rồi lại nhanh chóng quay lại theo hướng phá vỡ, và lần này phá vỡ thực sự xảy ra.

Kinh nghiệm có thể rút ra ở đây một lần nữa là sự kiên nhẫn. Anh em hãy chờ đợi những tín hiệu đáng tin cậy nhất thay vì vội vàng giao dịch. Nếu không chắc chắn, hãy giữ cho mình an toàn bằng cách ngồi ngoài quan sát.

Sau khi đã chắc chắn một false breakout thực sự diễn ra, anh em có thể thực hiện một giao dịch đảo chiều theo hướng ngược lại với sự phá vỡ giả ban đầu. Cơ hội sẽ là rất lớn với những xu hướng mạnh mẽ và dài hạn có thể diễn ra sau một cú false breakout.

KẾT LUẬN

Hy vọng với bài viết chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp cho các anh em có thể nhận biết được giữa Breakout và False Breakout. Chúc các bạn sẽ thật thành công!

BẢNG XẾP HẠNG
1
https://www.facebook.com/FxProGlobal
2
https://www.facebook.com/xtb
3
https://www.facebook.com/Vietnam.Exness
4
https://www.facebook.com/RoboForexOfficial
5
https://www.facebook.com/teletradeofficial/
6
https://www.facebook.com/zulutrade/
7
https://www.facebook.com/GlobalPrimeFx
8
https://www.facebook.com/eToro
9
https://www.facebook.com/xmvietnamese
10
https://www.facebook.com/icmarkets