1. Trang chủ
  2. /
  3. Kiến thức
  4. /
  5. False breakouts là gì? Cách phòng tránh những thua lỗ bởi False Breakout

False breakouts là gì? Cách phòng tránh những thua lỗ bởi False Breakout

Trong thị trường Forex nhiều biến động như hiện tại, thì các trader thường sẽ rất dè chừng khi giao dịch xuất hiện tình huống False breakouts (đột phá giả) khiến cho các trader có thể sẽ mất trắng chỉ sau vài phút, đặc biệt là đối với những nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm thực chiến.

Vậy thì False breakouts là gì? Hãy cùng reviewbrand.net chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

False breakouts là gì?

False breakouts là gì?

False breakouts có thể định nghĩa như là điểm “Lừa dối” của thị trường, một sự tiếp cận của giá lại gần một mức nào đó và phá qua nhưng lại không giữ được như thế và hồi về ngược trở lại. Cách nói khác, thị trường không đóng cửa được qua khỏi mức đó khi test. Nó là một bằng chứng đáng tin cậy cho xu hướng thị trường sắp tới, và chúng ta đang học để có thể tận dụng được lợi thế của nó thay vì trở thành nạn nhân của nó.

Ví dụ về False breakouts tại một Key level của thị trường:

Nguyên tắc là chờ cho giá di chuyển và cho thấy rõ thị trường đã đi theo một hướng và họ sẽ thanh khoản vị thế của mình tạo ra một sự đảo chiều mạnh theo hướng ngược lại. Điển hình, ta thấy những kịch bản này diễn ra trong thị trường có xu hướng bắt đầu mở rộng ra và các người chơi a-ma-tơ nhảy vào ngay trước khi giá hồi về tại counter-trend, hoặc tại các mức Hỗ trợ/Kháng cự mạnh hoặc Breakout trong lúc tích lũy (consolidate)

Tâm lý đám đông làm cho trader vào thị trường thường chỉ khi họ “cảm thấy” an toàn. Tuy nhiên, đó là sự “Lừa dối”, giao dịch theo cảm giác và cảm xúc chính là lý do tại sao hầu hết các trader mất tiền vào thị trường Forex này. Nhiều trader bị lừa bởi thị trường trông có vẻ đang rất mạnh hoặc rất yếu, nên họ nghĩ đơn giản là cứ tham gia vào đà đó mà không cần nghĩ ngợi gì cả. Tuy nhiên, sự thật của thị trường là luôn lên xuống và nó không bao giờ di chuyển theo một đường thẳng trong khoảng thời gian dài.

Các loại False Breakouts sẽ thường gặp

  • False Breakouts vùng đỉnh: Trong lúc thị trường đang cố gắng tăng lên nhưng không thể đóng nến trên vùng giá kháng cự cũ, từ đó hình thành sự bứt phá thất bại (False Break).
  • False Breakouts vùng đáy: Trường hợp False Break Out vùng đáy, có thể thấy một cây nến có bóng khá dài được rút lên ngay ngưỡng hỗ trợ của giá trước đó. Đây là sự phá vỡ đáy giả nhầm đá bay stop loss của những lệnh buy bắt đáy.

Xem thêm: Dấu hiệu phân biệt Breakout và False Breakout

Nguyên nhân khiến cho Breakouts giả trở thành “bẫy giá” của trader

Trong trường hợp trader bán ở mức kháng cự và mua ở hỗ trợ, xuất hiện phá vỡ giả thì có thể sẽ bị dừng lỗ sớm. Khi giá tiếp cận ngưỡng kháng cự và hỗ trợ thì giá sẽ tiếp tục theo hướng phá vỡ khiến tâm lý các nhà đầu tư lo lắng.

Nhiều trader cắt lệnh khi gặp những trường hợp này. Tuy nhiên, sau đó giá tiếp tục di chuyển khiến những trader này bị dừng lỗ trước khi quay ngược lại hướng đi trước đó.

Các nhà đầu tư lúc này cho rằng thiết lập giao dịch của họ không còn hiệu lực nữa. Đây là một quyết định sai lầm của bạn đó nhé. Trước tiên, hãy xem hành động giá, nhất là những bóng nến xem điều gì sẽ có thể xảy ra tiếp theo đó. Bạn cần nắm được những mô hình thể hiện sự phá vỡ giả để cho bạn nhận biết được hiện tượng này.

Cách phòng tránh những thua lỗ bởi False Breakout

Cách phòng tránh những thua lỗ bởi False Breakout

Tránh những lệnh bắt đỉnh bắt đáy

Điều đầu tiên bạn nên nhớ đó là thị trường Forex không có đáy và đỉnh thực sự nếu mô hình vẫn chưa hình thành. Có một câu nói là “đỉnh hôm nay có thể là đáy ngày mai, đáy hôm nay có thể là đỉnh ngày mai”. Thế nên bạn cần phải có sự xác nhận của thị trường tại vùng giá đó sẽ là cây nến đóng cửa qua được hay rút chân lại, từ đó chúng ta có thể đưa ra quyết định vẫn chưa muộn. Hãy luôn thật chắc chắn và đừng mạo hiểm với túi tiền của bạn.

Tránh đặt stop loss quá sát với lệnh giao dịch

Các bạn thường hay nghĩ rằng một lệnh giao dịch với stop loss càng ngắn càng tốt nhưng trong thực tế nó chỉ đúng một phần, vì lúc thị trường biến động mạnh, những stop loss ngắn quá ngắn sẽ dễ dàng bị thổi bay nếu không đặt ở những vị trí an toàn hơn, nhất là đối với tình huống False Breakout thì dễ dàng bị stop loss lệnh giao dịch đó. Vậy nên hãy cho lệnh giao dịch của bạn có cơ hội được tồn tại đủ

KẾT LUẬN

Nếu như không nắm bắt được các tín hiệu của False Breakout, các anh em rất có thể sẽ bị mất tiền oan vào thị trường cũng như là vào tay các Trader đang có kinh nghiệm hơn. Hy vọng qua những chia sẻ ngày hôm nay, các bạn đã có thể biết được cách tránh khỏi những cạm bẫy giá này, và hãy nhớ rằng một điều quan trọng nhất là có được sự kiên nhẫn, đừng vội vàng khi cơ hội chưa thực sự đến nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẢNG XẾP HẠNG
1
https://www.facebook.com/Vietnam.Exness
2
https://www.facebook.com/xtb
3
https://www.facebook.com/GlobalPrimeFx
4
https://www.facebook.com/zulutrade/
5
https://www.facebook.com/FxProGlobal
6
https://www.facebook.com/teletradeofficial/
7
https://www.facebook.com/xmvietnamese
8
https://www.facebook.com/eToro
9
https://www.facebook.com/icmarkets
10
https://www.facebook.com/Tickmill