

Nhắc đến các loại giấy phép forex uy tín, các trader sẽ nghĩ ngay đến một số cơ quan tài chính như: ASIC, FCA, NFA… Và giấy phép CIMA là một trong số đó. Tuy nhiên giấy phép CIMA là gì? thì không phải nhà đầu tư nào cũng biết? Bởi cơ quan này có cấp độ chưa cao.
Để giúp nhà đầu tư có thể hiểu hơn về các loại giấy phép này, hãy cùng review brand theo dõi thông tin chi tiết về cơ quan tài chính CIMA, xem họ có mức độ uy tín như thế nào? bạn nhé.
Giấy phép CIMA là gì?

Giấy phép CIMA là gì?
CIMA – Cơ quan quản lý tiền tệ Quần đảo Cayman, có tên viết đầy đủ là Cayman Islands Monetery Authority. Cơ quan này được thành lập vào năm 1997, trụ sở chính ở Cayman dựa trên cơ sở Luật cơ quan quản lý tiền tệ. Với tư cách là cơ quan quản lý duy nhất của tất cả những người tham gia thị trường tài chính Cayman. Bao gồm: Các doanh nghiệp môi giới ngoại hối, công ty bảo hiểm, quỹ tín thác, các công ty quỹ đầu tư.
Xem thêm: Giấy phép FSCA là gì? Mức độ uy tín của giấy phép FSCA trên thị trường forex
Mục đích hoạt động của giấy phép CIMA là gì?
Mục đích hoạt động của cơ quan quản lý tiền tệ Quần Đảo Cayman bao gồm:
- CIMA thực hiện việc điều chỉnh, giám sát tất cả các dịch vụ tài chính ở Quần đảo Cayman.
- Đồng thời, đảm bảo các doanh nghiệp được quản lý tuân thủ các quy định về rửa tiền.
- Ngoài ra, CIMA còn cung cấp cho các tổ chức được quản lý một hướng dẫn. Từ chính sách, thủ tục và các tuyên bố về nguyên tắc.
- CIMA còn làm cố vấn cho chính phủ Quần Đảo Cayman liên quan đến các vấn đề tiền tệ và quy định.
- Quản lý dự trữ tiền tệ, phát hành và mua lại tiền tệ của Quần Đảo Cayman.
- Cũng như góp phần giúp cho các cơ quan quản lý ở nước ngoài, thúc đẩy việc giám sát thị trường tài chính một cách hiệu quả nhất.
Các broker forex cần đáp ứng điều kiện và quy định gì để được CIMA cấp phép
Cũng như những cơ quan quản lý tài chính uy tín khác. Để có được giấy phép CIMA phục vụ cho hoạt động của mình, các sàn forex cần phải đảm bảo các quy định như sau:

Các broker forex cần đáp ứng điều kiện và quy định gì để được CIMA cấp phép
- Kiểm toán hàng năm về tài khoản công ty.
- Đồng thời, nộp tài khoản hàng năm, giấy chứng nhận tuân thủ.
- Cũng như thông báo cho CIMA nếu như công ty có bất cứ sự thay đổi nào.
- Thực hiện việc kiểm toán độc lập về kiểm soát nội bộ của chủ sở hữu giấy phép.
- CIMA còn cung cấp các chi tiết bảo hiểm hiện tại.
- Nộp báo cáo hàng tháng của các đại lý/ nhà môi giới được cấp phép.
- CIMA còn thực hiện việc điều chỉnh số liệu của bảng cân đối kế toán hàng năm.
Vai trò và nhiệm vụ của giấy phép CIMA
Ngoài những mục tiêu và quy định trên, phần nào đã thấy được giấy phép CIMA là gì? Và mức độ uy tín của cơ quan quản lý tài chính này. Vai trò chính của CIMA là đảm bảo ngành dịch vụ tài chính không có bất cứ hoạt động gian lận nào.
Bên cạnh đó, CIMA còn được đông đảo các trader nhận định là sẽ tạo ra một môi trường giao dịch an toàn. Dành cho tất cả những người tham gia tại Quần Đảo Cayman. Thêm vào đó, CIMA còn thúc đẩy và bảo vệ danh tiếng của trung tâm tài chính để chống lại các hành vi sai trái.
Đồng thời, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Thực hiện các biện pháp kỷ luật thích hợp cũng như khuyến khích các phương pháp tiếp cận sáng tạo trong kinh doanh dịch vụ tài chính. Quan trọng hơn cả là CIMA luôn đặt sự minh bạch, công bằng lên đầu.
CIMA có quyền áp dụng các tiêu chuẩn nhất định, nhằm duy trì sự vận hành an toàn của nền kinh tế Quần Đảo Cayman. Bảo vệ các trader khỏi tình trạng bất ổn về tài chính. CIMA đảm bảo giám sát liên tục và thường xuyên, thúc đẩy hệ thống tài chính để nâng cao niềm tin và sự tin cậy giữa các trader.
Mức độ uy tín của giấy phép CIMA trên thị trường tài chính
Hiện tại, giấy phép CIMA được xếp hạng D trên thị trường tài chính. Lý do là vì đây là các khu vực thuộc các quốc gia cấp như Cayman. Các nhà môi giới sở hữu giấy phép CIMA thực sự không được đánh giá cao. Tuy nhiên, nó vẫn có một số quy định pháp lý.

Mức độ uy tín của giấy phép CIMA trên thị trường tài chính
So với những khu vực pháp lý nước ngoài chính thống như: Cơ quan quản lý tài chính FCA của Vương Quốc Anh. Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc (ASIC) của Úc. Cơ quan thị trường tài chính FMA của New Zealand… CIMA dường như ít nổi tiếng hơn trên thị trường tài chính.
Thế nhưng, nhờ tư duy cầu tiến, cách tiếp cận linh hoạt với luật pháp và chính sách. Cơ quan CIMA đã tạo được sự uy tín lớn trong giới đầu tư, việc không có thuế, các quy định dễ dàng, tốc độ và hiệu quả cao. Mức độ ký quỹ thấp và tỷ lệ đòn bẩy tốt khiến cho CIMA hấp dẫn các trader muốn đăng ký giấy phép hoặc chuyển nhượng giấy phép.
Xét về độ nghiêm ngặt của pháp luật CIMA được nhận định có sự giám sát còn ít chặt chẽ. Vì thế, việc xin phép từ tổ chức này có thể không quá khắt khe và dễ dàng có được loại hình giấy phép này.
Làm thế nào để kiểm tra giấy phép CIMA của sàn Forex có đúng không?
Có rất nhiều cách để kiểm tra giấy phép hoạt động của CIMA. Nhưng 3 bước tra cứu thông tin sàn của giấy phép CIMA dưới đây được xem là nhanh chóng, đơn giản nhất.
- Đầu tiên, trader cần truy cập vào trang web chính của CIMA. https://www.cima.ky/
- Nhập tên sàn forex vào ô “Search Entities”=> Nhập tên sàn forex vào ô “Enter Name” => Nhấn phím “Submit” để tra cứu kết quả.
- Sau cùng, đối chiếu thông tin trên CIMA và thông tin website tên sàn xem có khớp với nhau hay không?
Giấy phép CIMA bảo vệ quyền lợi của các trader như thế nào?
Tuy giấy phép CIMA có nhiều quy định để đảm bảo an toàn cho các trader. Nhưng Cayman vẫn chưa lot top cơ quan uy tín hàng đầu trên thị trường tài chính. Vì thế, một số sàn giao dịch sẽ xin cấp phép của nhiều giấy phép có độ uy tín cao hơn.

Giấy phép CIMA bảo vệ quyền lợi của các trader như thế nào?
Các sàn giao dịch có giấy phép của CIMA tại Việt Nam hiện nay có thể nhắc đến FXCG, ASCI… Đi đôi với sự uy tín, CIMA còn chinh phục nhà đầu tư bởi:
- Nền tảng giao dịch tốt.
- Phí giao dịch cạnh tranh.
- Nhiều lựa chọn về tài khoản và sản phẩm giao dịch.
Top các sàn forex uy tín được cấp phép bởi CIMA
Trên thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, có rất nhiều nhà môi giới hoạt động. Tuy nhiên không phải nhà môi giới nào cũng uy tín và được cấp phép hoạt động. Một trong những yếu tố để nhận biết sàn forex uy tín chính là thông qua giấy phép hoạt động của sàn.
Với những chia sẻ trên, bạn đã biết được giấy phép CIMA là gì? Cũng như mức độ uy tín của giấy phép này trên thị trường tài chính. Vì thế, nếu bạn đang tìm hiểu một nhà môi giới uy tín để đầu tư, có thể thể tham khảo một số sàn forex dưới đây. Vì ngoài giấy phép CIMA họ còn sở hữu nhiều giấy phép khác. Cụ thể:
Sàn giao dịch Capstone
Capstone là sàn giao dịch đến từ Úc. Sàn vinh dự được cấp phép của ASIC, CIMA từ đó nâng cao danh tiếng của mình trên thị trường tài chính quốc tế.
Thông tin cơ bản về sàn Capstone
- Năm thành lập: 2011.
- Trụ sở chính: Úc.
- Giấy phép: ASIC, FSA, CIMA.
- Tài khoản: STP Classic, ECN Blade
- Tiền gửi tối thiểu: 50$.
- Spread chỉ từ: 0.0 pips.
- Đòn bẩy tối đa : 1: 400.
- Công cụ giao dịch: forex, kim loại, chỉ số, hàng hóa.
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT4 Multi Terminal.
- Copy trading: không.
- Thiết bị tương thích: desktop, laptop, mobile, macbook, tablet.
- Phương thức nạp, rút tiền: visa/master cards, wire transfer, AsiaPay.
- Hỗ trợ khách hàng: 9 ngôn ngữ, không có live chat.
Sàn Easy Markets
Sàn giao dịch EasyMarkets được thành lập năm 2001. Hiện tại, sàn phục vụ cho hơn 142.000 khách hàng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới và brokers đã đạt được những thành tựu nhất định.

Sàn Easy Markets
Thông tin chung về sàn EasyMarkets
- Năm thành lập: 2001.
- Trụ sở chính: Síp.
- Giấy phép: ASIC, FCA, FSC, CIMA.
- Tài khoản: Standard, Premium và VIP.
- Tiền gửi tối thiểu: 100$.
- Spread chỉ từ: 1.2 pips.
- Đòn bẩy tối đa : 1: 400.
- Công cụ giao dịch: forex, kim loại, chỉ số, hàng hóa, tiền điện tử.
- Nền tảng giao dịch: MT4, Web easyMarkets.
- Copy trading: có.
- Thiết bị tương thích: desktop, laptop, mobile, macbook, tablet.
- Phương thức nạp, rút tiền: chuyển khoản ngân hàng wire transfer, thẻ Visa/Master cards, AstroPay card, WebMoney, các ví điện tử như Neteller, Skrill, fasapay.
- Hỗ trợ khách hàng: 13 ngôn ngữ.
Mitrade – Sàn giao dịch ngoại hối uy tín
Mitrade là nhà môi giới ngoại hối có trụ sở chính tại Melbourne, Australia. Mặc dù Mitrade thành lập từ năm 2011, nhưng mãi đến năm 2019, broker này mới chính thức đi vào hoạt động.

Mitrade – Sàn giao dịch ngoại hối uy tín
Thông tin cơ bản về sàn Mitrade
- Trụ sở chính: Úc.
- Năm thành lập: 2019.
- Giấy phép: ASIC, CIMA.
- Tài khoản: Standard.
- Tiền gửi tối thiểu: 50$.
- Spread chỉ từ: 0.0001 pip.
- Đòn bẩy tối đa : 1: 200.
- Công cụ giao dịch: forex, kim loại, chỉ số, hàng hóa, chứng khoán, crypto.
- Nền tảng giao dịch: Mitrade.
- Copy trading: có.
- Thiết bị tương thích: desktop, laptop, mobile, macbook, tablet.
- Phương thức nạp, rút tiền: chuyển khoản ngân hàng wire transfer, thẻ Visa/Master cards, AstroPay card, WebMoney, các ví điện tử như Neteller, Skrill, fasapay.
- Hỗ trợ khách hàng: tiếng Anh và tiếng Việt.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về giấy phép CIMA là gì? Những sàn giao dịch uy tín có giấy phép CIMA. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có thêm được những thông tin hữu ích và chọn cho mình sàn forex uy tín phù hợp với mình. Chúc bạn thành công.