1. Trang chủ
  2. /
  3. Kiến thức
  4. /
  5. Khái niệm Slippage là gì? Giải thích về sự trượt giá trong Forex

Khái niệm Slippage là gì? Giải thích về sự trượt giá trong Forex

reviewbrand.net – Chúng tôi nghĩ rằng với mỗi một trader khi bước chân vào thị trường Forex, thì luôn có rất nhiều vấn đề cần phải lo lắng. Trong số đó thì trượt giá Slippage là một trong những vấn đề mà cần lưu ý nhất đối với 1 trader. Đây được xem là hiện tượng trượt giá, nó gây rất nhiều phiền phức và dẫn đến nguy cơ mất vốn cho nhiều nhà đầu tư.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết Slippage là gì và giải thích sâu hơn về khái niệm này nhé!

Trượt giá Slippage là gì?

Sự trượt giá Slippage thường sẽ xảy ra khi có một lệnh giao dịch được thực hiện ở mức giá khác so với giá đặt lệnh. Điều này thường xuyên phát sinh trong những thời kỳ biến động lớn hoặc những giai đoạn mà các lệnh không thể nào được khớp ở mức giá mong muốn.

Trượt giá Slippage là gì?

Trượt giá trong Forex sẽ thường hay bị nhìn nhận theo chiều hướng là tiêu cực. Tuy nhiên, điều thường phát sinh trên thị trường này sẽ cũng có thể có lợi cho các trader. Khi các lệnh giao dịch Forex được gửi đi để có thể thực hiện bởi các nhà cung cấp thanh khoản hay là ngân hàng, chúng sẽ thường được khớp ở mức giá tốt nhất có sẵn, dù cho giá thực hiện cao hơn hay thấp hơn về giá đặt lệnh.

Nguyên nhân gì dẫn đến trượt giá Slippage?

Trượt giá Slippage thường xảy ra khi có một dữ liệu kinh tế quan trọng nào đó được công bố, hay một sự kiện lớn diễn ra, cũng có thể là một tin tức bất ngờ nào đó vừa được công bố và giá đi rất mạnh làm các lệnh đặt sẵn cũng như vào lệnh lúc đó sẽ có khả năng cao hơn và sẽ bị khớp giá khác dự định.

Hoặc đó cũng có thể là lúc thị trường đang bị thiếu thanh khoản, khi bạn muốn mua GBP/USD với mức giá là 1.3210 nhưng lại không có đủ lệnh bán ra của cặp tỉ giá này nên tất nhiên rằng lệnh mua của bạn sẽ được đưa lên với mức giá khác (ví dụ: 1.3214).

Mạng bị đình trệ, cũng chính là 1 tốc độ thực hiện của nền tảng giao dịch. Nói chung các trader lấy được dữ liệu báo giá sẽ thông qua sàn giao dịch và được hiển thị trên nền tảng giao dịch của riêng mình họ. Sau khi trader đã gửi đơn đặt hàng, đơn sẽ được gửi đến sàn giao dịch thông qua máy chủ. Đối với lệnh giao dịch của các trader, chẳng hạn như là lệnh thị trường, lệnh chốt lời, lệnh cắt lỗ, giá giới hạn và các giá lệnh đang chờ xử lý khác, hệ thống sẽ tự tìm giá khớp với khách hàng trong hệ thống nhóm báo giá ECN cho lệnh giao dịch của khách hàng đó.

Và trong quá trình truyền dẫn này, thường sẽ có độ trễ nải tương đối nhỏ, có thể sẽ không nhìn thấy vào các thời điểm bình thường, nhưng có thể chỉ là trong giây lát (thường tính ở mức mili giây). Tuy nhiên, khi gặp phải thị trường biến động mạnh, báo giá thị trường chắc chắn sẽ thay đổi, khi máy chủ không xử lý kịp, thì sẽ xảy ra tình trạng chậm trễ .

Tất nhiên, việc xảy ra trượt giá Slippage đôi khi không phải do những lý do trên, mà nó cũng có thể là sự thao túng có chủ ý của các sàn giao dịch bất thường. Chúng tôi gọi nó là sự trượt giá quá bất thường, thường do các thao tác ác ý của một số nhà giao dịch không chính quy đã gây ra.

Thời điểm bán ra trùng với thời điểm trượt giá (Slippage) liệu có đúng không?

Thời điểm bán ra trùng với thời điểm trượt giá (Slippage) liệu có đúng không?

Nếu như có rất nhiều người muốn bán EUR của họ đi vào thời điểm lệnh của bạn được gửi đi, bạn có thể sẽ tìm thấy được người bán sẵn sàng bán chúng với mức giá thấp hơn giá bạn đặt ban đầu, nó đem lại sự trượt giá tích cực.

Trượt giá Slippage cũng có thể xảy ra đối với các lệnh như stop loss (cắt lỗ) thông thường, khiến cho mức stop loss không thể nào áp dụng được. Tuy nhiên, có loại “stop loss đảm bảo” khác so với lệnh stop loss thông thường. Các khoản stop loss được đảm bảo thường sẽ được thực hiện ở mức giá nhất định và được các sàn môi giới thực hiện bất kể tình huống nào đang diễn ra trên thị trường.

Tuy nhiên về cơ bản, thì sàn môi giới sẽ chịu bất kỳ tổn thất nào do trượt giá Slippage có thể gây ra. Đổi lại, các stop loss đảm bảo thường sẽ đi kèm với một khoản phí cao nếu như nó được kích hoạt.

Có nên giao dịch với sàn trượt giá Slippage hay không?

Chúng tôi muốn bạn hiểu rằng, các bạn không thể nào phòng tránh được tình trạng Slippage cũng như là bạn không thể biết chắc những sự kiện chính trị trên thế giới sẽ xảy ra như thế nào, ví dụ như tổng thống Trump sẽ phát biểu ra sao, chỉ trích hay là ủng hộ ai.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể giảm thiểu được rủi ro thấp nhất có thể và đó cũng là cách duy nhất để có thể bảo vệ bạn khi giao dịch trong thời gian giá thị trường chuyển động khi có tin tức hay biến động mạnh, nguy cơ trượt giá thường sẽ cao hơn so với điều kiện bình thường, bằng cách là nó hạn chế giao dịch qua tuần và thường xuyên theo dõi lịch kinh tế.

Như đã nói ở trên, bạn hoàn toàn có thể sẽ gặp trường hợp trượt giá tích cực lẫn tiêu cực. Việc trượt giá Slippage này có thể có lợi cũng như có hại, nếu như trượt giá theo hướng có lợi cho lệnh của trader thì nó sẽ có lời rất lớn, ngược lại có thể cũng sẽ bị thua lỗ rất lớn.

KẾT LUẬN

Như vậy, trên đây là tất cả thông tin cần thiết về khái niệm trượt giá Slippage dành cho các trader để các bạn có thể hiểu thêm về thuật ngữ này. Chúc các bạn sẽ thành công!

BẢNG XẾP HẠNG
1
https://www.facebook.com/FxProGlobal
2
https://www.facebook.com/xtb
3
https://www.facebook.com/Vietnam.Exness
4
https://www.facebook.com/RoboForexOfficial
5
https://www.facebook.com/teletradeofficial/
6
https://www.facebook.com/zulutrade/
7
https://www.facebook.com/GlobalPrimeFx
8
https://www.facebook.com/eToro
9
https://www.facebook.com/xmvietnamese
10
https://www.facebook.com/icmarkets