

Reviewbrand – Mô hình lá cờ (Flag) được đánh giá là một trong những mẫu hình giá phổ biến hiện nay trong thị trường tài chính. Nó được sử dụng chủ yếu ở trên thị trường của Forex và chứng khoán. Khi mô hình này bắt đầu xuất hiện thì nó thường sẽ là 1 dấu hiệu của sự tiếp diễn về xu hướng. Điều đó cũng có nghĩa là nếu như mô hình lá cờ nằm trong một vài xu hướng tăng thì sau đó giá cũng sẽ tiếp tục tăng. Và nếu như nó nằm trong một xu hướng giảm thì chắc chắn giá sau đó thường tiếp tục giảm.
Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn và chi tiết hơn về Mô hình lá cờ là gì nhé!
Mô hình lá cờ (Flag) là gì?
Mô hình lá cờ (Flag) là một trong những mô hình giá quan trọng được nhiều trader ưa chuộng. Đây là mô hình báo hiệu giá tiếp tiếp diễn trong xu hướng tăng hoặc giảm. Mô hình giá Flag gồm 2 phần chính là: cán cờ và lá cờ.
Cán cờ là bộ phận thể hiện hướng đi của thị trường trước khi phần lá cờ được hình thành. Đồng thời cũng là dấu hiệu quan trọng quyết định xu hướng của giá sau cú breakout khỏi mô hình.
Phần lá cờ có dạng hình chữ nhật nằm ngang, có xu hướng ngược lại so với hướng đi của cán cờ và có thể chếch lên trên hoặc xuống dưới một chút.
Cấu tạo của lá cờ thì khá giống với kết cấu của mô hình chữ nhật, gồm hai đường kháng cự và hỗ trợ song song với nhau. Hơn nữa, giá di chuyển trong phần lá cờ với biên độ rất hẹp, đến khi nó đủ sức để bứt phá khỏi vùng hỗ trợ hoặc kháng cự thì đây là thời điểm đánh dấu sự hoàn thiện của mô hình lá cờ.
Về mặt ý nghĩa, mô hình lá cờ là mô hình tiếp diễn xu hướng, tức là dạng mô hình “đánh breakout” bằng việc sử dụng các lệnh chờ sẵn như buy stop hoặc sell stop.
2 loại mô hình lá cờ Flag cơ bản hiện nay
Mô hình lá cờ tăng (Bull Flag)
Mô hình lá cờ tăng là mô hình có cán cờ cho thấy sự tăng lên, còn phần lá cờ thì giá tăng từ đáy và biến động. Mức biến động trong cùng 1 kênh tạo từ 2 đường kháng cự và hỗ trợ theo chiều hướng song song.
Để nhận định dạng mô hình lá cờ tăng bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:
- Mô hình sẽ khởi đầu bằng một xu hướng tăng (phần cột cờ trong mô hình).
- Khi cột cờ đã hình thành xong, giá có xu hướng dịch chuyển tiền điện biên độ nhỏ, thường giảm xuống dưới một chút. Người ta gọi phần này là lá cờ. Trong mô hình flag, 2 mép của lá cờ cần phải song song với nhau.
- Một mô hình cờ tăng chuẩn phần lá cờ không nên giảm xuống thấp hơn ½ so với cột cờ.
- Nếu như giá vượt lên trên kênh tích lũy, trader có thể xem đây là tín hiệu bán ra. Khi đó giá thường có xu hướng dịch chuyển song song với hướng cột cờ hình thành trước đó.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình lá cờ hiệu quả
Mô hình lá cờ giảm (Bearish Flag)
Mô hình cờ giảm sẽ có cán cờ là một cây nến giảm giá, có các kênh giá ngắn hạn tăng nhẹ, sau đó chạm đường hỗ trợ. Tới thời điểm phá vỡ đường hỗ trợ dưới thì giá sẽ có xu hướng tiếp tục giảm mạnh.
Nếu muốn muốn xác định mô hình cờ giảm, bạn nên đối chiếu với những đặc điểm sau.
- Khởi đầu từ một đợt giảm giá, từ đó hình thành phần cột cờ.
- Khi phần cột cờ đã chính thức hình thành, giá thường dịch chuyển trong một biên độ hẹp và có xu hướng dốc lên phía trên. Hai mép của lá cờ lúc này cần phải song song với nhau.
- Trong mô hình từ giảm giá, phần lá cờ không được tăng cao quá ½ so với phần cột cờ.
- Trong trường hợp giá bị phá xuống bên dưới kênh tích lũy, trader có thể xem đây là tín hiệu bán. Tiếp đó, giá được dự đoán là sẽ dịch chuyển xuống phía dưới song song với hướng của cột cờ vừa hình thành.
Mô hình từ tăng có thể dễ dàng nhận biết chỉ bằng mắt thường. Thế nhưng nếu muốn đảm bảo chắc chắn hơn, Bạn nên tìm kiếm một vài tín hiệu quan trọng khác. Chẳng hạn như:
- Cột cờ cần đảm bảo có độ dốc cao, thậm chí là gần như thẳng đứng. Khi đó xu hướng tiếp diễn lại càng mạnh mẽ hơn.
- Lá cờ càng nhiều càng tốt.
Mô hình lá cờ sẽ cho biết điều gì về tâm lý trong giao dịch?
Mô hình cờ tăng hay giảm luôn bắt đầu từ một đợt tăng hoặc giảm giá cực mạnh. Nó cho thấy nguồn nội lực cực mạnh đã được khởi động, bên mua hoặc bên bán đã bắt đầu khống chế thị trường.
Vậy nên, giá thường có xu hướng tăng nhanh hoặc giảm mạnh. Phần đông trader đã chọn cách chốt lời làm cho giá bị thoái lui hoặc tạm ngưng. Khi giá tích lũy đủ, lệnh mua hoặc bán lại tiếp tục bổ sung. Kết quả, giá lại bị đẩy theo xu hướng tiếp diễn.
Tín hiệu giao dịch thường xuất hiện trong trường hợp giá phá mỡ mô hình lá cờ. Có nghĩa giá dịch chuyển và vượt khỏi đường kháng cự trong mô hình cờ tăng giá, xuyên qua đường hỗ trợ đối với mô hình cờ giảm.
Giá dịch chuyển sau phải phá vỡ mô hình. Nó phải phá vỡ chiều dài của cột cờ đã hình thành trước đó. Và như vậy, khi xu hướng giá đi trước càng lớn, mục tiêu giá của mô hình lại phải càng lớn theo.
KẾT LUẬN
Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên về mô hình giá lá cờ (Flag) đã giúp cho các anh em biết thêm được 1 loại mô hình giá trong thị trường tài chính, từ đó có thêm kiến thức để giao dịch tốt hơn nhé!