

Năng suất biên (MP) là gì?
Năng suất biên tên tiếng Anh : Marginal Product
Năng suất biên của một yếu tố sản xuất biến đổi là phần thay đổi trong tổng sản lượng khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất đó, trong khi các yếu tố đầu vào khác được giữu nguyên. Nếu như lao động được coi là yếu tố sản xuất biến đổi thì năng suất biên của lao động là phần thay đổi trong tổng sản lượng lao động kho doanh nghiệp thay đổi một đơn vị lao động còn các yếu tố đầu vào khác được giữ nguyên.
Cụ thể doanh nghiệp sẽ tăng thêm lao động khi sản lượng còn tăng lên =>> năng suất biên của lao động là phần sản lượng tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm 1 đơn vị lao động trong khi các yếu tố đầu vào khác giữ nguyên.
MPL = ΔQ / ΔL = Q’L
Q: sản phẩm
L: Lao động
L: lao động | Q: sản phẩm | MPL= ΔQ / ΔL (sản phẩm) | APL = Q/L (sản phẩm) |
0 | 0 | 0 | 0 |
+1 | 10 | +10 | 10 |
+2 (thêm người thứ 2) | 30 | +20 | 15 |
+3 (thêm người thứ 3) | 60 | +30 | 20 |
+4 | 80 | +20 | 20 |
+5 | 95 | +15 | 19 |
+6 | 108 | +13 | 18 |
+7 | 112 | +4 | 16 |
+8 | 112 (MAX) tổng sản lượng đạt cực đại | 0 | 14 |
+9 | 108 | -4 | 12 |
Năng suất biên của người lao động thứ nhất là thêm 10 sản phẩm hay +10sp hay cụ thể theo định nghĩa năng suất biên, khi doanh nghiệp thêm 1 người lao động ở vị trí thứ nhất thì số sản phẩm tăng thêm là 10.
Ở vị trí thứ 2, lao động tăng từ 1 người thành 2 người, sản phẩm tăng từ 10 lên 30 sản phẩm => năng suất biên của người lao động thứ 2 sẽ là thêm 20 sp hay +20. Thêm người lao động thứ 2 thì doanh nghiệp có thêm 20 sản phẩm.
Tương tự thêm người lao động thứ 3 thì doanh nghiệp có thêm 30sp, thêm lao động thứ 4 thì doanh nghiệp có thêm 20sp v.v…. thêm người lao động thứ 9 thì doanh nghiệp mất đi 4 sản phẩm.
Ý nghĩa năng suất biên: cho biết mức sản lượng của từng đơn vị lao động, từ ý nghĩa này doanh nghiệp sẽ xem xét rằng có nên thêm tuyển thêm lao động nữa hay không để phù hợp với sản lượng đầu ra mà doanh nghiệp có đơn đặt hàng hoặc mong muốn sản xuất, ví dụ đến người lao động thứ 8 khi tuyển vào sẽ không tạo ra thêm sản phẩm nào nữa thì doanh nghiệp sẽ không do dự mà không cần tuyển thêm.
Năng suất trung bình APL
Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất biến đổi là số lượng sản phẩm tính bình quân trên một đơn vị yếu tố sản sản xuất đó, năng suất trung bình phụ thuộc chủ yếu vào lao động.
Nếu lao động được coi là yếu tố sản xuất biến đổi thì năng suất trung bình của lao động là số lượng sản phẩm tính bình quân trên một đơn vị lao động
APL = Q/L
Đặc điểm của APL: L tăng thì APL tăng tới cực đại (Max) rồi giảm dần
Quy luật năng suất biên giảm dần
Xét bảng trên:
- Giai đoạn 1 năng suất biên tăng lên với những đơn vị lao động đầu tiên được tuyển vào phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp
- Giai đoạn 2 tiếp tục gia tăng lao động với quy mô sản xuất cố định thì năng suất biên không đổi nghĩa là phần sản lượng tăng thêm nó ít dần nhưng vẫn có sản lượng tăng thêm
- Giai đoạn 3 không tạo ra thêm sản phẩm mà ngược lại còn làm giảm sản phẩm.
Quy luật năng suất biên còn gọi là năng suất biên MP giảm dần
Xem lao động là yếu tố sản xuất biến đổi trong quy mô sản xuất cố định thì khi liên tiếp gia tăng lao động lên trong quy mô sản xuất cố định (các yếu tố khác không đổi) thì năng suất biên của lao động ngày càng giảm dần.
Khi sử dụng yếu tố sản xuất biến đổi nào đó ngày càng nhiều thì năng suất biên của yếu tố sản xuất biến đổi đó ngày càng giảm trong khi các yếu tố đầu vào khác giữ nguyên, ý muốn nói sản xuất trong ngắn hạn thì tất yếu quy luật năng suất biên giảm dần sẽ xuất hiện làm cho sản lượng tăng lên nhưng tăng chậm dần cho đến khi không còn năng suất biên nữa khi đó tổng sản lượng đạt cực đại.
Ví dụ:
Doanh nghiệp bánh Kinh Do có hàm sản xuất Q = K x L (K: quy mô sản xuất cố định) => MPL = Q’L= K , nếu vốn được coi là yếu tố sản xuất biến đổi thì MPK = L
Danh nghiệp kẹo 4 mùa trái cây có hàm sản xuất Q = (K + 4) x L => MPL = Q’L= K + 4, nếu vốn được coi là yếu tố sản xuất biến đổi thì MPK = L
Mối quan hệ giữa năng suất biên và sản lượng
- Năng suất biên lớn hơn 0 thì sản lượng tăng : MP > 0 thì Q tăng
- Năng suất biên lớn bằng 0 thì sản lượng đạt cực đại: MP = 0 thì Q Max
- Năng suất biên nhỏ hơn 0 thì sản lượng giảm : MP < 0 thì Q giảm
Mối quan hệ giữa năng suất biên và năng suất trung bình
- Năng suất biên lớn hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình tăng: MP > AP thì AP tăng
- Năng suất biên bằng năng suất trung bình thì năng suất trung bình cực đại: MP = AP thì AP max
- Năng suất biên nhỏ hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình giảm: MP < AP thì AP giảm
Ví dụ mối quan hệ giữa AP và MP: Trung bình 2 môn học là 6 điểm, môn thứ 3 là 8 điểm => trung bình 3 môn được kéo lên , môn thứ 3 giống như năng suất biên > năng suất trung bình trước đso sẽ kéo năng suất trung bình đi lên =>> trung bình 3 môn là 6+6+8=6.7 điểm, môn thứ 4 được 6.7 điểm thì trung bình 4 môn vẫn 6.7 đạt max, môn thứ 5 chỉ có 4 điểm khi đó sẽ kéo trung bình 5 môn giảm xuống.
Tổng kết
Năng suất cận biên là một thuật ngữ thường được sử dụng trong kinh tế học vi mô, nó phức tạp và đa dạng và không phải ai cũng có thể hiểu được; đặc biệt là những người không có kiến thức về kinh tế vi mô. Do đó, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những khái niệm cơ bản về lĩnh vực này, giúp bạn hiểu và sử dụng hiệu quả năng suất cận biên.