1. Trang chủ
  2. /
  3. Kiến thức
  4. /
  5. Những ví dụ minh họa rõ nét về chỉ số P/E dành cho trader

Những ví dụ minh họa rõ nét về chỉ số P/E dành cho trader

Reviewbrand – Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) được đánh giá là một trong những loại chỉ số về tài chính cơ bản nhất, được sử dụng rộng rãi để có thể định giá được cổ phiếu.

Vậy để hiểu hơn về chỉ số này với những ví dụ minh họa mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây ngay nhé!

Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Ngọ bổ sung thêm công thức định giá cổ phiếu và các yếu tố cấu thành của chỉ số P/E, công thức cho doanh nghiệp tăng trưởng đều:

Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Công thức trên, ta thấy được các yếu tố có thể tác động làm thay đổi chỉ số P/E như là:

  • Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức – g
  • Tỷ lệ chi trả cổ tức – b
  • Mức cổ tức được trả – DIV
  • Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi – r

Ngoài ra, tỷ suất sinh lợi đòi hỏi r theo mô hình CAPM còn chịu ảnh hưởng của hệ số, tỷ suất sinh lợi thị trường rm, lãi suất phi rủi ro rf qua công thức:

r = rf + ( rm – rf )

Ngoài những yếu tố trên, còn có các yếu tố khác như: P/E toàn thị trường, P/E toàn ngành, đòn bẩy tài chính và một số chỉ số tài chính khác như ROA, ROE, D/E, Nợ

Do đó nếu bạn thấy cổ phiếu có P/E thấp hơn đáng kể so với cách định giá cổ phiếu như trên, thì xin chúc mừng bạn!.

Ví dụ minh họa về chỉ số P/E

Các bạn cùng chúng tôi tham khảo những ví dụ để phân tích chỉ số P/E dưới đây nhé.

Chỉ số P/E của CTCP Sữa Việt Nam – VNM

Chỉ số P/E của CTCP Sữa Việt Nam – VNM

Xem thêm: Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt và hợp lý nhất?

Nhìn vào biểu đồ chỉ số P/E của CTCP Sữa Việt Nam (Mã: VNM) luôn duy trì ở mức cao trong các năm qua. Thậm chí còn cao hơn trung bình toàn thị trường.

Thực tế cũng đã chứng minh, mua cổ phiếu VNM với P/E cao là một sự lựa chọn đúng đắn. Giá cổ phiếu VNM liên tục tăng kể từ khi niêm yết.

Như vậy, ý nghĩa chỉ số P/E cao của VNM là: Triển vọng của VNM trong tương lai rất tốt. Vì thế nhà đầu tư sẵn sàng trả 18.69 đồng cho 1 đồng lợi nhuận của VNM.

Có nghĩa: Bạn bỏ ra 18.69 đồng để thu về một đồng lợi nhuận của VNM kiếm được trong một năm. Hay nói cách khác bạn bỏ ra X đồng để đầu tư cổ phiếu VNM thì 18.69 năm bạn mới thu hồi vốn.

Chỉ số P/E của Công ty CP Đường Quảng Ngãi – QNS

Chỉ số P/E của Công ty CP Đường Quảng Ngãi – QNS

Nhìn vào biểu đồ chỉ số P/E của CTCP Đường Quảng Ngãi (Mã: QNS) hiện đang giao dịch với mức P/E là 9.91.

Mức này thấp, thậm chí mức P/E này còn thấp hơn chính nó trong quá khứ.

Nhưng bạn đừng vội bỏ qua vì nó có thể là một cổ phiếu rất đáng được đầu tư vì bạn chỉ bỏ ra 9.91 đồng thôi để thu về 1 đồng lợi nhuận. Hoặc thời gian thu hồi vốn nhanh.

Chỉ số P/E của Công ty CP Xây Dựng FLC Faros – ROS

Chỉ số P/E của Công ty CP Xây Dựng FLC Faros – ROS

Quan sát trên biểu đồ hiện chỉ số P/E của CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) là 94.57. Một chỉ số rất cao. Bạn nghĩ rằng sẽ đầu tư vào cổ phiếu này rất hợp lý.

Tuy nhiên, bạn đừng vội mừng nhé vì P/E = 94.57 nghĩa là bạn sẽ phải đợi gần 1 thế kỷ mới có thể thu hồi vốn.

Vốn dĩ, chỉ số P/E của ROS cao như vậy là do EPS của doanh nghiệp quá thấp, chỉ khoảng 340 đồng/1 cổ phiếu, trong khi giá cổ phiếu gần 32.000 đồng

Bạn chắc hẳn sẽ nhận ra cổ phiếu ROS trong trường hợp này: vượt rất xa so với giá trị thực.

Từ 3 ví dụ trên, bạn có thể thấy rằng:

Đánh giá chỉ P/E bao nhiêu là tốt, là hợp lý không hề đơn giản. Chúng không phải những hằng số, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Nên so sánh với P/E của các doanh nghiệp cùng ngành và P/E của chính doanh nghiệp đó trong quá khứ để biết được cổ phiếu đó hiện tại đang “đắt” hay “rẻ”.

Không nên coi chỉ số P/E là nhân tố chính để quyết định mua hay bán cổ phiếu.

Các lưu ý về chỉ số P/E

– P/E là một chỉ số đơn giản và rất dễ tính toán, cũng như công cụ định giá hiệu quả trong đầu tư, nhưng bạn cần vài lưu ý sau

– EPS có thể âm và P/E không có một ý nghĩa kinh tế khi mẫu số âm, do đó bạn phải sử dụng các công cụ định giá khác

– Lợi nhuận dễ biến động, và dễ bóp méo do đó P/E cũng dễ biến động hay bóp méo => Nên đánh giá P/E qua thời gian dài từ 3-5 năm.

Đánh giá Ưu, nhược điểm của phương pháp P/E

Ở phương pháp nào nó cũng có mặt ưu và nhược điểm của nó. Và phương pháp P/E cũng không nằm ngoài quy luật này. Nói đến điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp này, có thể đúc kết như sau:

Ưu điểm

Công thức đơn giản dễ tính toán, hiệu quả

Đơn giản:

  • Chỉ cần vài bước đơn giản, bạn có thể dễ dàng tính được chỉ số P/E của doanh nghiệp.
  • Do đó chỉ số này được rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường sử dụng.

Hiệu quả:

  • Chỉ số P/E vừa phản ánh kết quả hoạt động của công ty (EPS) và tâm lý thị trường (Price), do đó đây là chỉ số rất quan trọng để định giá đơn giản doanh nghiệp.
  • Theo đó, cổ phiếu có thể tăng giá trong tương lai khi EPS tăng (P/E không đổi) hoặc mức kỳ vọng của nhà đầu tư với cổ phiếu tăng (P/E tăng).

Nhược điểm

Cần chọn được P/E ngành hoặc danh mục các doanh nghiệp cùng ngành có mức độ tương đồng nhất định với doanh nghiệp đang muốn định giá.

Công thức phụ thuộc vào P (Giá thị trường). Do P/E được tính dựa trên EPS, mà EPS lại phản ánh LNST của doanh nghiệp. Sẽ thiếu sót nếu bạn chưa đánh giá chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp có bền vững hay không.

Bên cạnh đó nếu cổ phiếu bị đầu cơ, hoặc rơi vào biến động mạnh do khủng hoảng kinh tế… thì chỉ cố P/E sẽ bị sai lệch, ảnh hưởng đến việc định giá.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin thật sự bổ ích về ví dụ minh hoạ về loại chỉ số P/E đã giúp các bạn hình dung rõ hơn về loại chỉ só này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BẢNG XẾP HẠNG
1
https://www.facebook.com/xtb
2
https://www.facebook.com/Vietnam.Exness
3
https://www.facebook.com/teletradeofficial/
4
https://www.facebook.com/GlobalPrimeFx
5
https://www.facebook.com/zulutrade/
6
https://www.facebook.com/FxProGlobal
7
https://www.facebook.com/Tickmill
8
https://www.facebook.com/xmvietnamese
9
https://www.facebook.com/eToro
10
https://www.facebook.com/icmarkets