

Review brand – Có thể các bạn ở đây đã quá quen thuộc đối với các cụm từ như là tài sản hữu hình, tài sản vô hình nhưng chúng tôi nghĩ rằng đã có bao giờ bạn nghe đến loại thuật ngữ tài sản tài chính chưa?
Vậy thì Tài sản tài chính là gì? Sau đây, xin mời các bạn cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tài sản tài chính là gì?
Tài sản (assets) nói chung là bất cứ một vật sở hữu nào mà có giá trị trong trao đổi. Tài sản bao gồm 2 loại: tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản hữu hình là những tài sản có giá trị phụ thuộc vào những đặc tính tự nhiên hay vật lý của nó, như nhà cửa, đất đai hay hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Tài sản vô hình là tài sản mà giá trị của nó không liên quan gì đến hình thức vật lý mà dựa vào trái quyền hợp pháp (là quyền của một người được phép yêu cầu một người khác thực hiện các nghĩa vụ tài sản đối với mình) trên một lợi ích tương lai nào đó.
Tài sản tài chính (financial assets) là một loại tài sản vô hình. Tài sản tài chính không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất mà chỉ là những chứng chỉ bằng giấy hoặc là các dữ liệu trên máy tính. Lợi ích trong tương lai của các tài sản tài chính là các khoản tiền lãi hay lợi nhuận. Giá cả của chúng thì phụ thuộc vào quy tắc cung-cầu trên thị trường.
Tài sản tài chính còn được gọi là các công cụ tài chính, bao gồm các loại như trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng khoán phái sinh… và các giấy tờ có giá khác.
Người sở hữu các tài sản tài chính thì gọi là nhà đầu tư (cá nhân hoặc tổ chức). Người chịu trách nhiệm thanh toán các tài sản tài chính trong tương lai thì gọi là nhà phát hành (có thể là Chính phủ, các tổ chức tài chính hay doanh nghiệp).
Tính chất của tài sản tài chính
- Tính tiền tệ: một số tài sản tài chính có thể được sử dụng như một loại tiền; làm trung gian trao đổi và thanh toán.
- Tính phân chia giá trị: tài sản tài chính có thể được chia ra thành nhiều dạng để phù hợp với nhiều loại hình thanh toán khác nhau.
- Chuyển đổi thành tiền: Một đặc điểm thu hút nhất của tài sản tài chính. Nhờ vậy mà bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào đều có thể thu hồi hoặc chuyển đổi tài sản tài chính thành tiền.
- Tính thời hạn: nhiều loại tài sản tài chính có thời gian đáo hạn như trái phiếu chẳng hạn.
- Tính sinh lợi: tất nhiên phải có lời thì mới gọi là tài sản tài chính được, nhà đầu tư hoàn toàn có thể kiếm tiền từ sự tăng giá trị của các loại tài sản này.
Tài sản tài chính khác gì so với loại tài sản khác?
Tài sản được phân loại thành 3 loại là: tài sản thực, tài sản tài chính và tài sản vô hình. Tài sản thực là tài sản vật chất như kim loại quý, đất đai, bất động sản và các mặt hàng như đậu nành, lúa mì, dầu và sắt.
Tài sản vô hình là tài sản không có hình dạng thực tế như bằng sáng chế, nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ.
Tài sản tài chính nằm giữa hai loại trên. Tài sản tài chính có vẻ như vô hình, chỉ có giá trị được nêu trên giấy tờ mà thôi. Các loại giấy tờ này đại diện cho quyền sở hữu của một thực thể nào đó chẳng hạn như một công ty (cổ phiếu), hay các hợp đồng tương lai, trái phiếu.
Tài sản tài chính thường xuất phát từ một loại tài sản cơ sở nào đó. Ví dụ đậu này là tài sản cơ sở nhưng hợp đồng tương lai của giá đậu nành lại là tài sản tài chính. Tương tự, bất động sản, cổ phiếu của quỹ ủy thác đầu tư bất động sản (REITs) cũng là tài sản tài chính.
Các loại tài sản tài chính tiêu biểu hiện nay
Chứng chỉ tiền gửi (CD): Một thỏa thuận giữa nhà đầu tư và một tổ chức ngân hàng trong đó khách hàng (Công ty) giữ một lượng tiền gửi trong ngân hàng theo thời hạn đã thỏa thuận để đổi lấy lãi suất được đảm bảo.
Trái phiếu: Một dạng công cụ nợ được bán bởi các công ty hoặc chính phủ để gây quỹ cho các dự án ngắn hạn. Trái phiếu là một tài sản có tính pháp lý ghi rõ tiền mà nhà đầu tư đã cho người vay và số tiền khi cần phải trả lại (cộng với tiền lãi) và ngày đáo hạn trái phiếu.
Cổ phiếu: Cổ phiếu không có bất kỳ ngày đáo hạn. Đầu tư vào cổ phiếu của một công ty có nghĩa là tham gia vào quyền sở hữu của công ty, nên sẽ chia sẻ lợi nhuận cũng như thua lỗ do công ty làm ra.
Tiền mặt: Cái này quá phổ biến rồi, nên không cần giải thích nhiều nữa.
Tiền gửi ngân hàng: là những khoản dự trữ của tổ chức với Ngân hàng trong việc tiết kiệm.
Các khoản cho vay: Các khoản cho vay và phải thu là những tài sản có thanh toán cố định hoặc có thể xác định được. Đối với ngân hàng, các khoản vay là tài sản và họ có thể bán chúng cho các bên có nhu cầu như là 1 hoạt động kinh doanh.
Công cụ phái sinh: Công cụ phái sinh là tài sản tài chính có giá trị được lấy từ các tài sản cơ bản khác. Đây là những hợp đồng CFD mà chúng ta hay giao dịch trong thị trường ngoại hối forex.
Tất cả các tài sản tài chính ở trên là tài sản lưu động vì chúng có thể được chuyển đổi thành giá trị tương ứng theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng, hoặc giữa các bên. Nên không nhất thiết phải có giá trị vật chất như đất đai, tài sản, hàng hóa, v.v.
Chức năng của tài sản tài chính như thế nào?
Nếu tài sản hữu hình như nhà máy, đất đai… có chức năng chính là trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất thì tài sản tài chính cũng có vai trò riêng trên thị trường. Tài sản tài chính có 2 chức năng kinh tế cơ bản:
Di chuyển vốn thặng dư để đầu tư vào tài sản hữu hình: tài sản tài chính giúp di chuyển vốn nhàn rỗi từ nhà đầu tư sang nhà phát hành. Cả 2 đối tượng đều có lợi, nhà đầu tư sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để tạo ra lợi nhuận, còn nhà phát hành thì giải quyết được nhu cầu vốn của mình để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Phân tán rủi ro: tài sản tài chính góp phần giúp cho nhà phát hành san sẻ được một phần rủi ro trong các hoạt động kinh doanh đến nhà đầu tư. Nhưng bù lại, để nhà đầu tư chấp nhận san sẻ rủi ro, họ sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi kỳ vọng, rủi ro càng cao thì khoản lợi nhuận để bù đắp rủi ro càng lớn.
KẾT LUẬN
Việc đầu tư vào các loại tài sản tài chính nào thường sẽ là phụ thuộc vào mức nhu cầu, sở thích và các tiềm lực tài chính của mỗi nhà đầu tư khác nhau. Nếu như các bạn thích sự an toàn thì việc đầu tư vào trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… còn nếu như muốn mạo hiểm thì việc đầu tư vào cổ phiếu hay phái sinh, hoặc Forex… Tuy nhiên, dù cho bạn có đầu tư vào bất kỳ loại tài sản tài chính nào đi chăng nữa thì cũng nên quản lý và kiểm soát tốt được rủi ro nhé!