

Reviewbrand – Vào lệnh luôn được xem là một trong các thao tác ảnh hưởng đến về kết quả về giao dịch của các nhà đầu tư. Entry Trigger là một trong những khái niệm mà không phải nhà đầu tư nào cũng có thể biết để vận dụng tốt được nó.
Vậy Vùng vào lệnh (Entry trigger) là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Vùng vào lệnh (Entry trigger) là gì?
Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu đến 2 thuật ngữ là Entry và Entry Trigger. Trong đó, Entry chính là điểm vào lệnh, tín hiệu tốt giúp cho nhà giao dịch xác định điểm vào lệnh và tỷ lệ giao dịch thành công sẽ cao hơn rất nhiều khi dựa vào yếu tố này. Tuy nhiên điểm vào lệnh rất khó để xác định vì chúng đòi hỏi nhà giao dịch phải có nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giao chiến ở thị trường ngoại hối.
Vậy vùng vào lệnh là gì? Vùng vào lệnh – Entry Trigger là phạm vi mà các nhà đầu tư thường sử dụng để dự đoán hướng di chuyển của giá. Đây còn được hiểu là chỉ báo báo hiệu cho nhà giao dịch các thời điểm có nên vào lệnh hay không. Đây là điều mà các nhà giao dịch lớn thường để tâm đến nhiều nhất vì nó ảnh hưởng đến quyết định phần lợi nhuận của trader. Vì thế, các nhà giao dịch của chúng ta cần phải nắm rõ vùng vào lệnh là gì nhé.
Ý nghĩa của vùng vào lệnh (Entry trigger) như thế nào trong Forex?
Một khi các nhà giao dịch quyết định trading ở vùng vào lệnh thì tức nghĩa họ đã quyết định phong cách giao dịch của mình. Tuy nhiên để xác định vùng vào lệnh không hề đơn giản. Đôi khi các nhà giao dịch phải ngồi chờ đợi rất lâu hoặc thậm chí có không ít nhà giao dịch không xác định được vùng vào lệnh nên đã bỏ lỡ cơ hội. Tuyệt nhiên nếu chưa xác định được vùng vào lệnh thì các nhà giao dịch cũng không nên mù quáng đưa ra quyết định trading ở đâu cũng được. Điều này sẽ làm bạn cháy tài khoản rất nhanh đấy nhé.

Ý nghĩa của vùng vào lệnh (Entry trigger) như thế nào trong Forex?
Chúng ta có thể tưởng tượng việc xác định vùng vào lệnh tương tự như khi bạn qua đường. Đâu phải bất cứ khi nào bạn muốn qua đường cũng qua được vì bạn phải chờ tín hiệu giao thông đèn xanh, đèn đỏ để các phương tiện khác dừng lại. Và hiển nhiên chúng ta không thể nào qua đường bất chấp được vì điều đó sẽ dẫn đến va chạm với những phương tiện giao thông khác.
Thị trường ngoại hối và vùng vào lệnh cũng tương tự như vậy, các nhà giao dịch phải tìm được cho mình một điểm vào lệnh đủ đẹp và an toàn. Vì đó chính là cách giúp bạn tránh được rủi ro và thiết lập giao dịch có xác suất cao hơn.
Đồng thời, các kỹ thuật xác định điểm vào lệnh – Entry sẽ giúp cho trader tránh được những sai lầm trading nằm ngoài ý muốn trong khu vực tiềm năng của mình.
Giả định như, nếu khu vực tiềm năng của nhà giao dịch rơi vào phạm vi có dấu hiệu phân kỳ thì ngay lúc đây bạn sẽ hành động như thế nào? Bạn sẽ đặt lệnh bán ngay lập tức hay chờ đợi đến khi giá dịch chuyển đến mức kháng cự? Hay nếu bạn là người kiên nhẫn thì có chờ đợi thêm 1 nến đảo chiều như một mô hình sao băng?
Nhưng nếu giả định bạn không thể chờ đợi được và đặt lệnh ngay lập tức thì chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu như thị trường tăng một cách chóng mặt thì xem như giao dịch của mình đã không thành công. Bởi lẽ, việc xác định được vùng vào lệnh tiềm năng không đồng nghĩa với việc phải vào lệnh ngay tức khắc. Vì thế, các nhà giao dịch hãy trao dồi cho mình kỹ thuật tìm điểm vào lệnh đẹp để giúp bạn có thêm dự báo chính xác và tránh được rủi ro không như mong muốn.
Để mọi quá trình xác định vùng vào lệnh trở nên chắc chắn hơn bạn đừng quên chụp lại màn hình nhé. Hơn hết nữa, các nhà giao dịch hãy kết hợp cả vùng vào lệnh và khu vực giao dịch tiềm năng. Cách thức này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tối ưu hơn.
Đồng thời, phương pháp hai đường trung bình động bắt chéo nhau sẽ là kỹ thuật đơn giản và phổ biến nhất để các nhà giao dịch xác định vùng vào lệnh. Nhưng các trader cần lưu ý, nếu nó không nằm trong khu vực tiềm năng thì bạn sẽ gặp thua lỗ đấy nhé.
Những lưu ý điểm vào lệnh (Entry point) trong Entry trigger như thế nào?
Không nên tính toán khi trade tin:
Sau khi ra những tin tức làm ảnh hưởng đến sự giao động của tỷ giá tiền tệ là thời điểm mà nhà giao dịch muốn vào lệnh sớm nhất có thể và ngay thời điểm này việc tính toán từng pip cho điểm vào đẹp nhất là không cần thiết.
Không nên tính toán khi có tin tức bất ngờ:
Một ví dụ đơn giản cho lưu ý này: Ngân hàng trung ương Canada đã ra quyết định đẩy lãi suất lên cao và tin tức này đã làm đồng tiền CAD tăng liên tục trong vòng vài tuần liên tiếp. Đây là thời điểm tốt nhất để nhà giao dịch đưa ra quyết định mua vào.
Nên tính toán khi vào lệnh chờ theo phân tích:
Đặt lệnh chờ (stop và limit) là cách đặt lệnh phổ biến nhất, tức lệnh chỉ khớp khi có sự biến động của giá chạm vào lệnh.
Lúc này là thời điểm thích hợp để nhà giao dịch tính từng pip để có được một vị thế lệnh tốt nhất. Việc đặt lệnh chờ giúp tránh được giãn spread, tránh trượt giá và tránh cảm xúc nặng nề khi vào lệnh.
Xác định điểm vào lệnh đẹp nhất:
Trader cần tính toán thật kỹ điểm vào entry để tránh những rủi ro không đáng có dẫn đến việc giảm thiểu về lợi nhuận của mình.
Khi xu hướng đi vào vùng quá độ:
Vùng quá độ tức là vùng quá mua và vùng quá bán, nhà đầu tư không nên vào lệnh lúc này vì đây là thời điểm nhà giao dịch vào trước chốt lời, cũng là lúc thị trường cạn kiệt. Nhà đầu tư chỉ nên vào lệnh khi có tín hiệu của con sóng hồi và vào khi dấu hiệu sóng hồi kết thúc.
KẾT LUẬN
Hy vọng rằng với những thông tin trên đây về Vùng vào lệnh (Entry trigger) đã giúp cho các anh em trader hiểu rõ hơn về thuật ngữ này trong Forex. Chúc các bạn sẽ thành công!